Hướng dẫn cách thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống đẹp mắt và tiện nghi

5/5 - (1 bình chọn)

Nhà ống là một trong những kiểu kiến trúc xây dựng xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Trong không gian nhà nhà ống, phòng bếp thường được đặt ngay tại tầng 1 hoặc vị trí gác lửng. Để thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống được đẹp mắt và tiện nghi, Nội thất Glow sẽ chia sẻ đến bạn một số những thông tin hữu ích cùng những cách làm hay có thể áp dụng cho mọi công trình.

Những đặc trưng của thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống

Nhà ống từ lâu được xem là giải pháp xây dựng số 1 cho các công trình nhà ở được hình thành trên các thửa đất hẹp. Việc xây dựng và bố trí không gian thiết kế nội thất trong nhà ống cũng có nhiều sự khác biệt chi phối đến thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống.

thiet-ke-noi-that-phong-bep-nha-ong-hien-dai
Không gian nhà ống khác biệt khiến cấu trúc phòng bếp cũng có những đặc trưng riêng

Nhìn chung, trong quá trình bố trí không gian bếp cho nhà ống, các kiến trúc sư sẽ gặp phải một số vấn đề như sau: không gian bếp quá chật hẹp không đủ để bố trí đồ nội thất đáp ứng tiêu chí tiện nghi. Bên cạnh đó, do quá chật hẹp, bí bách nên có thể khiến cho mùi thức ăn không thể thoát ra ngoài, ám vào quần áo hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt khác.

Dựa trên những đặc trưng cơ bản như trên chúng ta có thể thấy, một thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống hoàn chỉnh là một thiết kế có thể giải quyết được các vấn đề kể trên, đem lại không gian sống tiện nghi, thông thoáng cho gia chủ.

thiet-ke-noi-that-phong-bep-nha-ong-tien-nghi
Không gian sống tiện nghi, đầy đủ của không nhà nhà bếp

Những lưu ý quan trọng khiến thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống được tối ưu nhất

Để có được một thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống hoàn mỹ nhất, quý chủ đầu tư có thể tham khảo một số lưu ý như sau:

Nắm bắt được rõ cấu trúc không gian bếp

Muốn sở hữu một thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống thì trước hết bạn cần biết được cấu trúc chi tiết của không gian này trong tổng thể ngôi nhà để có thể thuận tiện sắp xếp, bố trí các vật dụng. Việc làm này sẽ giúp bạn có được một không gian nấu nướng phù hợp với tổng thể kiến trúc, tiện lợi và có tính thẩm mỹ cao.

Ví dụ sau khi hoàn thiện phần thô xong, hệ thống điện, nước đã hoàn tất, bạn cần bố trí các vật dụng, đồ dùng như kệ, máy móc, thiết bị tránh nơi có đường nước dẫn qua và dễ dàng kết nối với hệ thống điện. Bên cạnh đó, dựa trên phần thô để xác định các loại vật dụng cần có với kích thước và tính năng phù hợp nhất.

thiet-ke-noi-that-phong-bep-nha-ong
Trước khi thiết kế cần nắm chắc cấu trúc phòng bếp

Chú trọng vào sự an toàn trong không gian bếp

Không thể phủ nhận rằng bếp chính là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nhất trong căn nhà. Khu vực này có thể xảy ra rất nhiều các tai nạn cháy nổ, chập điện,… Bởi vậy, việc bố trí nội thất cũng cần trú trọng đến phòng chống cháy nổ và các sự cố liên quan. Bên cạnh đó, các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo cũng cần được cất giữ ở vị trí hợp lý để tránh những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt với các gia đình có trẻ nhỏ.

thiet-ke-noi-that-phong-bep-nha-ong-an-toan
An toàn là tiêu chí hàng đầu trong không gian phòng bếp

Ưu tiên sự tiện lợi hơn là tính thẩm mỹ

Như đã đề cập, thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống thường rất chật hẹp. Chính vì vậy, việc ưu tiên chất lượng hơn thẩm mỹ là vô cùng quan trọng. Bản thiết kế sẽ loại bỏ toàn bộ các đồ vật không cần thiết hoặc các vật dụng có kích thước quá lớn để thay vào đó là các vật dụng có kích thước vừa phải, đủ dùng nhằm tránh lãng phí về diện tích. 

Sử dụng nội thất đa năng là giải pháp tối ưu nhất

Trên thực tế, các sản phẩm nội thất đa năng cho thấy hiệu quả khác biệt so với các sản phẩm nội thất thông thường. Được tích hợp cùng lúc từ 2 đến 3 chức năng nên diện tích cũng sẽ được tiết kiệm nhiều hơn nhưng vẫn có thể đảm bảo được công năng sử dụng tối ưu nhất. Đây cũng được đánh giá là giải pháp hiệu quả cho mọi không gian khác cũng diện tích chật hẹp. 

thiet-ke-noi-that-phong-bep-nha-ong-hoan-hao
Nội thất đa năng là giải pháp hoàn hảo cho những không gian phòng bếp nhà ống

Các bề mặt có thể chống ố bẩn và dễ dàng lau chùi

Trong quá trình nấu nướng, mặc dù có giữ gìn vệ sinh nhưng trong suốt quá trình nấu nướng không thể tránh khỏi việc dầu ăn, đồ ăn dính ra bếp. Bởi vậy, việc lựa chọn các vật liệu có bề mặt nhẵn, dễ dàng vệ sinh là cần thiết để thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống lúc nào cũng sạch sẽ, mới mẻ và bền bỉ với thời gian. 

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết này giúp quý khách hàng có thêm nhiều ý tưởng hữu ích cho không gian sinh hoạt của gia đình mình. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ Nội thất Glow theo địa chỉ:

Địa chỉ: Khu C C39-31, Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 09471722550962678830 

 

Xem Thêm:   Những lưu ý quan trọng để thiết kế nội thất showroom giày không còn đơn điệu